Vị thế Việt Nam trong Asean + 3


ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tháng 4 năm 1997, ASEAN đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 12 năm 1997, hội nghị cấp cao lần thứ nhất đã diễn ra ở Kuala Lumpur. Sau đó, đến năm 2000, tại hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa.
50294
Các diễn đàn:
Hội nghị cấp cao ASEAN+3: hội nghị hàng năm giữa các nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên.
Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN+3: hội nghị hàng năm giữa các bộ trưởng về kinh tế của các nước thành viên
Tại các hội nghị cấp cao và hội nghị bộ trưởng kinh tế của ASEAN+3, đã có 48 hiệp định trong 17 lĩnh vực được ký kết.
Năm 2002, Nhóm Tầm nhìn Đông Á (East Asia Vision Group) đã đệ trình một báo cáo đề nghị chuyển ASEAN+3 thành Hội nghị Cấp cao Đông Á. Tháng 12 năm 2005, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của không chỉ các nước thành viên ASEAN+3 mà còn của Úc, New Zealand và Ấn Độ. Tháng 1 năm 2007, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ hai sẽ diễn ra tại đảo Sebu (Philippines).
Là nền kinh tế có quy mô đứng thứ 6 và kim ngạch ngoại thương đứng thứ 4 trong ASEAN, Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình hợp tác khu vực. Thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu ra khỏi nhóm các nước kém phát triển hơn trong ASEAN để gia nhập vào nhóm các thành viên dẫn đầu về năng lực cạnh tranh.
Việc tăng cường sự tham gia của ASEAN, với tư cách một khối, vào tiến trình toàn cầu hóa sẽ tăng cường vị thế đàm phán của từng thành viên, tạo cơ hội cho các quốc gia tham gia hiệu quả hơn vào phân công lao động toàn cầu. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn, nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtơ-rây-li-a, Niu Di-lân và Ấn Độ thông qua các FTA giữa ASEAN và đối tác với vai trò trung tâm của ASEAN.
Tuy nhiên, với những gì đã đạt được qua 20 năm xây dựng khu vực mậu dịch tự do, các nước thành viên còn phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt tới những mục tiêu như kỳ vọng. Đây là thách thức không nhỏ xét tới sự đa dạng của các quốc gia thành viên. Bên cạnh sự đa dạng về văn hóa, thể chế chính trị, tôn giáo,… sự khác biệt về trình độ phát triển, chính sách thương mại… là những trở ngại chính để ASEAN hài hòa thể chế kinh tế, thiết lập một chính sách thương mại chung đối với các đối tác ngoài khối như mô hình Liên minh Thuế quan.
Viễn cảnh
AEC là một bước phát triển trong tiến trình liên kết khu vực của ASEAN. AEC kế thừa những thành tựu tự do hóa thương mại trong khuôn khổ AFTA và tiếp tục hướng tới các cấp độ liên kết cao hơn giữa các thành viên trong tương lai. Điều này có nghĩa những giá trị cũng như các thách thức đối với hợp tác khu vực Đông Nam Á vẫn có ý nghĩa và mang tính thời sự. Những thành tựu từ phát triển hợp tác ASEAN trong những năm qua là kinh nghiệm quý báu cho các nước thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng triển khai các chính sách phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.
Tuy nhiên, để đạt tới những mục tiêu đã đề ra, AEC cần rất nhiều nỗ lực từ các quốc gia thành viên. Về lý thuyết, Cộng đồng kinh tế là mô hình liên kết khu vực ở cấp độ cao hơn nhiều so với Khu vực mậu dịch tự do. Trong đó, các quốc gia đạt đến mức độ tự do hóa gần như hoàn toàn thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Chính sách thương mại được hài hòa và nhất thể hóa. Các quốc gia thực hiện một chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối. Tiêu biểu là Cộng đồng Châu Âu của các nước Tây Âu, Cộng đồng Kinh tế Á – Âu của 3 nước Liên – xô cũ gồm Nga, Be-la-ru-xia và Ka-zac-tan,… Trên thực tế, AEC hiện nay mới chỉ là một khu vực mậu dịch tự do chứ chưa phải là một cộng đồng kinh tế theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. AEC sẽ đạt được mục tiêu hình thành thị trường tự do về hàng hóa vào 2018 sau khi bốn nước thành viên mới hoàn thành loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Nhưng mục tiêu tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ và đầu tư còn nhiều thách thức với ASEAN. Đặc biệt, mục tiêu hài hòa và nhất thể hóa chính sách thương mại còn rất xa bắt nguồn từ sự đa dạng về cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển. Các nước trình độ phát triển cao hơn trong ASEAN như Singapore, Malaysia có chính sách thương mại khá cởi mở, thông thoáng. Trong khi các nước trình độ phát triển thấp bao gồm Việt Nam, hiện còn phải duy trì nhiều công cụ bảo hộ để hỗ trợ các ngành sản xuất còn hạn chế năng lực cạnh tranh. Trong tương lai gần, ASEAN ít có khả năng hài hòa chính sách để thực thi một chính sách thương mại chung đối với các đối tác ngoài khối.
Việc chưa thống nhất được một chính sách thương mại chung của khối khiến mỗi quốc gia thực hiện một chính sách thương mại riêng với các đối tác thương mại ngoài khối. Một số thành viên theo quan điểm tự do thương mại đã tích cực tìm kiếm các cơ hội phát triển thị trường thông qua các khuôn khổ hợp tác với các đối tác ngoài khối. Trong chừng mực nhất định, sự đa dạng các định hướng hợp tác khiến các thành viên phân tán nguồn lực cũng như sự tập trung cho tiến trình hội nhập kinh tế nội khối. Đó là một trong những yếu tố khiến nhiều biện pháp trong lộ trình AEC bị chậm so với tiến độ.

Tích cực, chủ động tham gia AEC
Bên cạnh tăng trưởng về giá trị, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có sự chuyển biến tích cực. Bên cạnh các mặt hàng nông sản truyền thống, nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô… các mặt hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Việt Nam và một số nước ASEAN khác là thành viên các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may. ASEAN đồng thời là nhà đầu tư lớn vào thì trường Việt Nam. Các dự án từ ASEAN nắm giữ sấp xỉ 20% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Những thành viên ASEAN đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Ngay từ những năm đầu thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã nhận thức tầm quan trọng của phát triển quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực. Việc trở thành thành viên ASEAN năm 1995 là bước đi cụ thể hóa chủ trương này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở đánh giá tình hình khu vực “ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, song còn nhiều khó khăn, thách thức” đã chủ trương “chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”.
Để thực hiện chủ trương tham gia tích cực xây dựng AEC như đã được Đại hội Đảng XI thông qua, bên cạnh các giải pháp chung, nhằm nâng cao năng lực của nền kinh tế, cần tập trung triển khai một số công tác cụ thể sau:
Trước hết, cần đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền để xã hội và người dân nắm bắt được những nội dung cơ bản của AEC cũng như ý nghĩa quan trọng của tiến trình này đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tình trạng thiếu thông tin và hạn chế nhận thức về AEC là thực tế đang tồn tại ở hầu hết các nước ASEAN. Công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới cần phải được cải thiện về chất để nâng cao hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội. Hình thức tuyên truyền phải đổi mới trên cơ sở tăng cường sử dụng các công cụ truyền thông đại chúng. Bên cạnh các kênh thông tin chính thống cần khuyến khích sự tham gia nghiên cứu, phản biện… của các nhà khoa học, các hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự nhìn nhận khách quan, đa chiều đối với các cơ hội và thách thức AEC.
Thứ hai, nghiêm túc thực hiện các cam kết trong lộ trình đã đề ra để cùng các nước thành viên hoàn thành mục tiêu AEC vào cuối năm. Đồng thời thể hiện vai trò thành viên có trách nhiệm của ASEAN. Tới thời điểm này, Việt Nam là một trong 3 quốc gia đã đạt tỷ lệ thực thi cao nhất các biện pháp trong lộ trình với tỷ lệ trung bình xấp xỉ 90%. Tuy nhiên, những biện pháp còn lại là những vấn đề khó khăn với nhiều nước ASEAN trong đó có Việt Nam, liên quan các lĩnh vực giao thông vận tải, dịch vụ, đầu tư… Việc thực thi các biện pháp trong các lĩnh vực này đòi hỏi việc phê chuẩn các văn kiện đã ký kết, xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực thi, hài hòa các điều kiện về kỹ thuật, hạ tầng và giải quyết các vấn đề trong nước. Bởi vậy, cần tăng cường vai trò điều phối Chính phủ nhằm triển khai hài hòa, đồng bộ các biện pháp trong nước và quốc tế.
Thứ ba, tích cực chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật và nguồn lực để tham gia các chương trình, dự án tăng cường kết nối ASEAN về cả hạ tầng cứng (đường, cảng, năng lượng,…) và hạ tầng mềm (pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định hải quan…). Mục tiêu của các chương trình kết nối ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, con người… và tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế. Tiêu biểu là các dự án trọng điểm kết nối ASEAN bao gồm các dự án trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối miền Trung Việt Nam với Lào, Bắc Thái Lan và Myanmar, các đề án hợp tác Tiểu vùng Mê Kông, các thỏa thuận đối với phương tiện vận chuyển và hàng quá cảnh, sáng kiến Một cửa ASEAN… Việc triển khai các dự án kết nối khu vực sẽ cho phép Việt Nam phát huy yếu tố vị trí địa lý thuận lợi của mình, khai thác hiệu quả hơn các cơ hội từ thị trường chung ASEAN. Bởi vậy, các cơ quan hữu quan của Việt Nam, tuỳ theo lĩnh vực thuộc chức năng quản lý cần tiếp tục chủ động tham gia các dự án trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, hợp tác năng lượng, viễn thông, hài hoà tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hải quan,…
Thứ tư, thúc đẩy cải cách hành chính tập trong lĩnh vực thuận lợi hoá thương mại, cụ thể là thực thi cơ chế Một cửa ASEAN. Cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp là giải pháp phù hợp quy định của pháp luật thương mại quốc tế và mang tính bền vững. Trong bối cảnh các rào cản thương mại đã được dỡ bỏ, quốc gia nào có các cơ chế quản lý minh bạch, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn các đối thủ trong khai thác các cơ hội AEC. Chúng ta nhận thức rõ ý nghĩa và sự cấp bách của cải cách hành chính đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cải cách trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của thương mại quốc tế. Đề án “Cơ chế một cửa quốc gia” cho phép điện tử hoá các thủ tục cấp phép ở các Bộ, ngành và tập trung về một đầu mối quốc gia. Quy trình này sẽ giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí hành chính và tình trạng quan liêu. Do đó, cần nhìn nhận việc thực hiện “Cơ chế một cửa quốc gia” không chỉ là một nghĩa vụ trong lộ trình thực thi AEC mà còn xuất phát từ nhu cầu nội tại tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ quan liên quan cần tập trung khắc phục các khó khăn về kỹ thuật, quản lý… để hoàn thành thiết lập hệ thống một cửa quốc gia và kết nối với các hệ thống của các quốc gia thành viên để hình thành cơ chế một cửa ASEAN.
Thứ năm, cần đổi mới nhận thức, hình thành tư duy và tầm nhìn quy mô khu vực của các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ dần hình thành những phương pháp tiếp cận đối với các cơ hội và thách thức khi thị trường chung AEC vận hành. Để khai thác một thị trường lớn hơn, cơ hội kinh doanh nhiều hơn cần có chiến lược và phương thức kinh doanh dài hạn và bài bản hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hầu hết là vừa, nhỏ và rất nhỏ. Đặc biệt cần chú trọng xây dựng thương hiệu và công tác nghiên cứu, dự báo thị trường.
Title:Vị thế Việt Nam trong Asean + 3
Authors:Nguyễn, Văn Lịch
Keywords:Việt Nam
Khu vực học
Vị thế
Asean
Issue Date:2004
Publisher:H. : ĐHQGHN
Description:10 tr.
URI:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24040
Appears in Collections:Việt Nam học (LIC)


















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam

MULTI-DOMICILIATION DANS L'INTERNET DES OBJETS

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh