Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Title: Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Other Titles: Tax management for the individual business households in Do Luong district, Nghe An province
Authors: Nguyễn, Thị Phương Nga
Keywords: Quản trị kinh doanh
Thuế
Hộ kinh doanh
Nghệ An
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 89 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/13541
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)
Tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ khác nhau, trong khi thực trạng quản lý các hộ kinh doanh cũng còn những bất cập dẫn đến hiệu quả thu thuế ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao. Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Về bộ máy quản lý và cơ chế quản lý
Bên cạnh những ưu điểm, mô hình quản lý thuế theo chức năng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như: Mô hình này chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện, trình độ hiểu biết pháp luật và tính tự giác thực hiện nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế chưa cao, nhất là hộ kinh doanh cá thể.
Cơ chế cho phép hộ kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về các khoản kê khai nhưng nhiều hộ ý thức tự giác nộp thuế chưa cao, đa số không thực hiện ghi chép sổ sách, vì vậy gây khó khăn trong thực hiện quản lý số thuế phải nộp.
Để hoạt động quản lý thu thuế nói chung và thu thuế hộ kinh doanh nói riêng đạt hiệu quả cao, Chi cục Thuế cần chú trọng tới việc cải cách bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động.
Cụ thể như: Tổ chức bộ máy quản lý cần kết hợp đan xen với nguyên tắc quản lý thuế theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế để phát huy toàn diện được mô hình quản lý thuế theo chức năng; Thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, khoa học cho mỗi cán bộ thuế để xây dựng bộ máy quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn.
Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế
Quản lý số hộ kinh doanh là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế. Số liệu thống kê năm 2015, tại Chi cục Thuế Sông Công còn xảy ra tình trạng chênh lệch giữa số hộ đăng ký kinh doanh và số hộ đăng ký thuế. Nguyên nhân là do nhiều hộ thiếu hiểu biết về quy định nhưng cũng không ít hộ cố tình không chấp hành. Hơn nữa, việc cấp Đăng ký kinh doanh tách rời với việc đăng ký thuế dẫn tới việc quản lý hộ kinh doanh không chặt chẽ, tốn kém thời gian và chi phí, sự phối hợp của chính quyền, các ngành chưa tích cực.
Tình trạng thất thu thuế chủ yếu tập trung ở nhóm hộ kê khai vì việc kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn như: Hộ kinh doanh thường có hai hệ thống sổ để đối phó, kê khai doanh số thấp, bán hàng không lập hóa đơn, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, hầu hết giao dịch không dùng tiền mặt, đầu vào, đầu ra không có hóa đơn...
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới Chi cục Thuế cần:
(i) Thực hiện một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
(ii) Việc tổ chức quản lý hồ sơ đăng ký thuế cần phân loại theo chủ thể tạo lập như: Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, Hộ gia đình làm chủ, do một nhóm người làm chủ;
(iii) Áp dụng đồng thời các căn cứ ấn định thuế đối với hộ kinh doanh ổn định để xác định số thuế được chính xác như: Cơ sở dữ liệu của Chi cục thuế, so sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, cùng ngành nghề, cùng quy mô và tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
(iv) Minh bạch việc xác định doanh thu khoán và số thuế khoán phải nộp với sự tham gia của các cấp, ngành.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh

Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam

Đánh giá tác động đầu tư Quỹ thách thức Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu Chuỗi giá trị Bò H’Mong Cao Bằng